DMCA.com Protection Status ->

Hướng dẫn kĩ năng xóa đi sự vô cảm trong cuộc sống mà mọi người cần có

Cuộc sống vẫn được nhắc tới từ vô cảm, nó xuất hiện ở nơi công cộng, công sở hoặc bất kì nơi nào đông người, vẫn có những con người chỉ vì lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến người khác, liệu đây có phải một kĩ năng mà chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa không.
Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt là đối với giới trẻ. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng tựu chung lại cái gốc của vấn đề chính là cách sống, cách giáo dục nhân cách từ mỗi gia đình.
Trong cuộc sống hiện nay, không khó để bắt thái độ lạnh lùng, vô cảm của thế hệ trẻ, điều ấy nhiều khi thể hiện ngay chính trong gia đình, với cả những người thân. Một người phụ nữ cay đắng kể về đứa con gái của mình, dù được bố mẹ chu cấp đầy đủ, nhưng không bao giờ em biết nói lời cảm ơn, hay quan tâm đến việc gì. Đi học về là chui vào thế giới riêng. Bố mẹ cãi nhau, kệ. Mẹ khóc, kệ. Mẹ ốm, không một lời hỏi han, một hành động quan tâm. Bố bị tai nạn, việc không liên quan đến mình. Em sống dửng dưng như người xa lạ, chẳng có chút cảm xúc nào. Em cũng như không ít người trẻ, sống trong vỏ bọc của mình, không biết rung động trước những nỗi đau của người khác. Từ vô cảm với gia đình, họ vô cảm với bạn bè và xã hội. Bởi thế, khi nhìn thấy một vụ tai nạn xảy ra trên đường, chỉ biết đứng chỉ trỏ, không hề có một biểu hiện lo lắng, xót thương hay đứng ra giúp đỡ người bị nạn. Nhiều giáo viên nhận xét, không phải là tất cả, nhưng số học sinh vô cảm, thờ ơ với những người xung quanh đang ngày càng nhiều. Thật hiếm khi thấy các em tự giác giúp đỡ người già, người tàn tật. Các em cũng không cảm thấy mình có lỗi khi không làm điều ấy.
“Không thể đổ hết lỗi cho trẻ”, một chuyên gia giáo dục khi trao đổi về đề tài này đã nói. Người lớn chúng ta là tấm gương cho con trẻ. Cách giáo dục con cái hiện nay trong gia đình cũng làm cho trẻ chỉ biết hưởng thụ, yêu cầu "quyền" của bản thân mà không biết "bổn phận" của mình. Nhiều phụ huynh ngày nay cưng chiều con, đáp ứng tất cả những yêu cầu của con một cách vô điều kiện. Thế nhưng, họ lại không dạy con phải biết chia sẻ, quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết “nhận” chứ không biết “cho” sẽ nghèo nàn về cảm xúc, bàng quan trước cái xấu, trước nỗi đau của người khác.
Vì vậy, các gia đình phải "nhập cuộc" tích cực, bằng cách quan tâm giáo dục cảm xúc một cách thực tế cho con ngay từ nhỏ. Không chỉ dạy trẻ nhận biết cảm xúc của người khác mà còn hướng dẫn trẻ hiểu nguồn gốc những cảm xúc đó, cũng như ảnh hưởng của cảm xúc đó đến mọi người để từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình. Trẻ chỉ có thể hiểu được một cách rõ ràng nhất khi được bố mẹ hướng dẫn cụ thể bằng những việc phù hợp. Chính những điều nhỏ nhặt này là cái nền đầu tiên để trẻ bớt nghĩ đến bản thân, mở rộng lòng ra cùng người khác. Và điều quan trọng là người lớn phải tạo cơ hội cho các em thực hiện. Ta không thể dạy con phải biết giúp đỡ bạn bè, trong khi nhà hàng xóm gặp chuyện không may ta lại đóng cửa ở trong nhà.
Có thể nói rằng nếu gia đình và xã hội cùng chung tay với nhau thì sự vô cảm sẽ bị đẩy lùi và con người sẽ lại thân thiết và vui vẻ như xưa đó các bạn à.
Tag : http://chuonggoi.com

Bài viết liên quan

Viết đánh giá

Họ và tên:


Đánh giá của bạn: Lưu ý: Không hỗ trợ HTML!

Bình chọn: Dở            Hay

Nhập mã bảo vệ:



Gửi tin nhắn Facebook
Contact Me on Zalo